Làm sao để lá đơn xin nghỉ việc của bạn được trọn vẹn hơn?

Hãy chia sẻ một câu chuyện nho nhỏ kể về bài học nào đó mà bạn đã có được trong quá trình làm việc ở công ty. Nó sẽ khiến cho bức thư có phần “công nghiệp” này của bạn trở nên chân thật và gần gũi hơn rất nhiều với người đọc.


Hãy thử nghĩ xem – xin thôi việc cũng giống như chấm dứt một mối quan hệ tình cảm. Bạn sẽ cố gắng chỉ nhớ đến những kỉ niệm tốt đẹp và tạm quên đi lý do vì sao “đường ai nấy đi”. Bạn “đánh trống lảng”, bỏ qua mọi lời hứa hẹn về việc sẽ tiếp tục mối quan hệ bạn bè trong tương lai. Thậm chí, cả hai bên đều mong muốn đối phương nhận ra những lỗi lầm của mình. Bạn sẽ muốn cho cả thế giới biết về điều này, mặc dù chính bạn cũng hiểu rằng đó là một ý kiến tồi.

Chính vì vậy, xin thôi việc là một nhiệm vụ tương đối khó khăn, đặc biệt là nếu như bạn muốn “ra đi” một cách êm đẹp, muốn có cơ hội xin được thư giới thiệu hoặc giữ những mối quan hệ làm ăn trong tương lai. Tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào lá đơn xin thôi việc mà bạn trình lên cấp trên. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo để có một lá thư xin nghỉ việc hoàn hảo nhất.

1
Biết đích xác đối tượng mà đơn thư nhắm đến

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng cũng có không ít người nhầm lẫn khi gửi tới không đúng người cần nhận. Bạn sẽ gửi đơn này tới lãnh đạo cao nhất tại công ty mà bạn được làm việc dưới quyền, chứ không phải những người quản lý ở mức độ trung cấp, làm việc với bạn hàng ngày. Đối với những người này, thay vào đó, bạn nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp bàn về những quyết định của bạn.

2
Không đưa ra những lời chỉ trích, phê phán và tránh đề cập đến công việc mới của bạn

Lá đơn xin nghỉ việc không giống với một hộp thư góp ý, nơi bạn có thể “xả” những bực tức, những điều không hài lòng ở công sở lên trang giấy gửi tới cấp lãnh đạo. Hơn nữa, bạn cũng không nhất thiết phải đề cập đến công việc mới trong tương lai bạn sẽ đảm nhận – vị trí gì, mức lương ra sao, v.v… Nói tóm lại, đây không phải là lúc để bạn “chỉ mặt điểm tên” bất cứ ai, hay trình bày lý do vì sao bạn phải rời khỏi công ty. Hơn hết, đơn xin nghỉ việc là một “thủ tục” hành chính, nhưng cũng là một cách để bạn bày tỏ sự tôn trọng đối với người sắp sửa trở thành “sếp cũ” của mình. Hãy nhìn tới góc độ tích cực của vấn đề!

3
Tỏ lòng biết ơn

Bạn đã làm việc hết sức mình để cống hiến trong công ty. Nhưng ngược lại, họ cũng đã trả công cho bạn trong suốt thời gian đó. Ngoài ra, có thể họ đã đầu tư cho nhiều khóa học rèn luyện kĩ năng mà bạn tham gia. Thời gian làm việc cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu rõ hơn về ngành nghề mình lựa chọn. Vì lẽ đó, đã đến lúc để bày tỏ lòng biết ơn đối với công ty. Hai chữ “cảm ơn” không bao giờ là thừa trong trường hợp này.

4
Bày tỏ mong muốn được tiếp tục cộng tác trong tương lai

Ngay cả khi câu nói có phần khách sáo này chỉ là “thủ tục”, thậm chí ngay cả khi bạn không nghĩ như vậy đi chăng nữa, nó thể hiện tính cách lịch sự cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn. Những mối quan hệ làm ăn luôn luôn cần thiết trong công việc của bạn sau này.

5
Chia sẻ những bài học mà bạn đã có được trong quá trình công tác

Hãy chia sẻ một câu chuyện nho nhỏ kể về bài học nào đó mà bạn đã có được trong quá trình làm việc ở công ty. Nó sẽ khiến cho bức thư có phần “công nghiệp” này của bạn trở nên chân thật và gần gũi hơn rất nhiều với người đọc.

6
Viết ngắn gọn

Bởi đơn xin nghỉ việc là một văn bản quan trọng, bạn sẽ có xu hướng “hào phóng” hơn bình thường khi “múa bút”, làm cho bức thư trở nên dài dòng, lê thê không cần thiết. Hãy nhớ rằng bức thư ấy sẽ khép lại chuỗi ngày bạn làm việc với công ty. Đâu có ai muốn nghe một “lời từ biệt” dài dòng cơ chứ?

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *