Lí do khiến bạn vẫn không hạnh phúc dù đã có một sự nghiệp thành công

Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ đánh giá sai sự tinh thông, Raghunathan nói. Nhiều người dùng vị trí xã hội để xác định mức độ thành công của họ, đó thật sự là một phương thức sai lầm. “Vấn đề lớn ở đây là rất khó để đánh giá. Thước đo để đánh giá người khác ở một mặt nào đó là gì?”

Có rất nhiều lí do khách quan khiến bạn không hạnh phúc chẳng hạn như thất bại trong công việc, buồn khổ, nỗ lực nuôi sống bản thân hay những tổn thương về thể chất hoặc tinh thần. Nhưng nếu bạn lập một danh sách những người không cảm thấy hạnh phúc tại Mĩ rồi loại đi những người có những lí do dễ hiểu như trên, vẫn còn đó rất nhiều người bất hạnh.

Vững vàng về tài chính, thành công trong công việc và tình yêu là những điều cơ bản làm nên hạnh phúc, nhưng từ những trải nghiệm của bản thân đã chứng minh có thể bạn có hết tất thảy những điều trên nhưng vẫn luôn cảm thấy khổ sở.

Tại sao lại như vậy? Giáo sư Kinh tế học trường đại học Texas tại Austin Raj Raghunathan đã viết một cuốn sách để trả lời câu hỏi hóc búa này. Tiêu đề của cuốn sách là “Nếu bạn thông minh, tại sao bạn lại không hạnh phúc?” và Raghunathan gần đây đã chia sẻ với Joe Pinsker của tờ The Atlantic về những bài học ông đã gửi gắm vào cuốn sách.

Bạn đo sự tinh thông, thành thạo như thế nào?

Những cuộc đối thoại với phạm vi đối tượng rộng luôn có sức hút, tuy nhiên vấn đề đặc biệt này có vẻ liên quan nhiều hơn đến những doanh nhân đầy tham vọng và những nhà chuyên gia. Để thật sự hạnh phúc, chúng ta đều cần phải giỏi một thứ gì đó – đó là cảm giác tinh thông. Những người thành công thường có nhiều kĩ năng và thành tựu. Họ tất nhiên sẽ giỏi về một thứ gì đó. Tuy nhiên họ lại không hưởng thụ hạnh phúc mĩ mãn mà công việc mang đến.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ đánh giá sai sự tinh thông, Raghunathan nói. Nhiều người dùng vị trí xã hội để xác định mức độ thành công của họ, đó thật sự là một phương thức sai lầm. “Vấn đề lớn ở đây là rất khó để đánh giá. Thước đo để đánh giá người khác ở một mặt nào đó là gì?”

“Điều gì xảy ra khi mọi người thường nghiêng về những thứ ít mơ hồ hơn, cho dù nó không hề liên quan đến tiêu chuẩn so sánh. Người ta đánh giá những giáo sư giỏi hàng đầu dựa vào số lượng giải thưởng họ đạt được hoặc là mức lương của họ, hoặc là trường họ đang giảng dạy, những thứ thuộc về bề nổi như vậy lại trở thành tiêu chuẩn so sánh để đánh giá một người giỏi như thế nào, nhưng trong khi nó lại không hề liên quan đến lĩnh vực làm việc cụ thể của họ”. Raghunathan tiếp tục. Tóm lại, bởi vì đồng tiền và sự thừa nhận của mọi người xung quanh dễ để đo lường hơn, chúng ta sẽ bắt đầu chạy theo nó và công nhận nó là thước đo thành công hơn là sự tinh thông và tầm ảnh hưởng, đó là một công thức đánh giá không đáng được đồng tình.

Những tiêu chuẩn được đem ra so sánh là những thứ chúng ta thường thích ứng rất nhanh. Vì thế nếu bạn được tăng lương tháng này, bạn sẽ hạnh phúc trong một tháng, hai tháng, cũng có thể là 6 tháng. Nhưng sau đó, khi bạn đã quen với nó, bạn sẽ muốn có nhiều hơn nữa. Và bạn sẽ tiếp tục đòi hỏi như vậy để duy trì hạnh phúc của bạn”. Raghunathan giải thích (có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng này, nó được gọi là “hedonic treadmill”)

Theo đuổi sự tinh thông, thành thạo trong công việc chứ không phải sự thành công

Làm sao để bạn tránh được số phận của mình? Ngưng chạy theo những khía cạnh bề ngoài của sự thành công mà tập trung vào những điều bạn thực sự cần. Thứ bạn cần không phải là một chiếc xe hơi sang trọng hay sự thành công nhất thời, mà là sự tinh thông, thành thạo trong công việc. Hiểu điều ấy sẽ giúp bạn không những hạnh phúc hơn mà còn thành công hơn, Raghunathan khẳng định.

“Khi bạn không cần bận tâm so sánh mình với người khác, bạn sẽ cảm thấy thứ thu hút bạn là những thứ bạn thật sự thích làm theo bản năng, những thứ bạn giỏi, và nếu bạn đủ tập trung, sẽ có nhiều cơ hội lớn hơn cho bạn trong quá trình theo đuổi sự tinh thông, thành thạo trong công việc. Và thành công, danh tiếng, quyền lực, tiền bạc sẽ đi kèm theo đó nhiều hơn là khi bạn cứ chạy theo những thứ chỉ giúp bạn trở thành cấp trên của người khác.”

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *